Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ UBND TP.HCM Dương Anh Đức,ụhànhhungnhânviênytếBệnhviệnQUBNDTPHCMchỉđạogìue hara ai gửi Công an TP.HCM, Sở Y tế, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức. liên quan vụ việc hành hung nhân viên y tế xảy ra tại Bệnh viện Q.7.
Theo đó, qua vụ hành hung nhân viên y tế, Phó chủ UBND TP.HCM đề nghị Công an TP.HCM, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức tiếp tục phối hợp với Sở Y tế thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp, tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở y tế, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình thực hiện cấp cứu cho người bệnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, giúp người dân hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi thăm khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Như Thanh Niênđã thông tin, liên tiếp xảy ra 2 vụ hành hung nhân viên y tế Bệnh viện Q.7. Cụ thể, khuya 22.11, bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Q.7 bị người nhà bệnh nhân hành hung tại khoa. Tiếp đó, ngày 3.12, nhân viên khoa Cấp cứu bệnh viện này tiếp tục bị hành hung khi đang cứu ngoại viện…
Liên quan đến việc hành hung nhân viên y tế, báo cáo với UBND TP.HCM, lãnh đạo Sở Y tế cho biết, trong thời gian qua, sở này đã chỉ đạo các bệnh viện triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn trật tự tại bệnh viện.
Cụ thể, rà soát, củng cố quy trình báo động "Code grey" về an ninh trật tự bệnh viện. Trong đó, lưu ý rút ngắn hơn nữa thời gian kích hoạt đến công an địa phương để kịp thời hỗ trợ lực lượng bảo vệ bệnh viện trấn áp các nhóm gây rối an ninh, trật tự trong bệnh viện.
Tổ chức quy trình sàng lọc cấp cứu, hạn chế cho nhập vào khoa cấp cứu những trường hợp không có chỉ định cấp cứu. Thay vào đó, cho nhập viện nếu có đủ tiêu chuẩn nhập viện hoặc triển khai phòng lưu bệnh để điều trị và theo dõi trong thời gian ngắn (vài giờ) đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện nhập cấp cứu hoặc nhập viện.
Triển khai ngay "nguyên tắc 4 giờ hoặc 6 giờ" là thời gian tối đa cho người bệnh lưu lại tại khoa cấp cứu. Phân quyền cho bác sĩ khoa cấp cứu có quyền chuyển người bệnh vào các khoa nội trú, không để người bệnh lưu lại quá lâu tại khoa cấp cứu.
Có giải pháp tăng cường giao tiếp với thân nhân người bệnh trong thời gian nằm điều trị tại khoa cấp cứu giúp tạo sự an tâm, giảm lo lắng, bức xúc không cần thiết. Khuyến khích phòng xã hội của bệnh viện cử nhân viên xã hội đến khoa cấp cứu để tham gia hoạt động này.
Trực lãnh đạo bệnh viện chủ động điều phối tăng cường nhân viên cho khoa cấp cứu trong tình huống số lượng bệnh nhân tăng đột ngột (như ngộ độc hàng loạt, tai nạn thương tích...).
Tăng cường phân bổ nhân viên bảo vệ của bệnh viện có chốt trực tại khoa cấp cứu, hướng dẫn thân nhân người bệnh tuân thủ các quy định "1 người bệnh, 1 thân nhân", bố trí tủ để vật dụng có khóa cho thân nhân người bệnh gửi vật dụng mang theo trước khi vào khu vực buồng bệnh. Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm kết nối ngay với công an phường nơi bệnh viện trú đóng để được hỗ trợ kịp thời khi phát hiện có tình huống gây rối hoặc đe dọa hành hung nhân viên y tế.
Về phần mình, Sở Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với Công an TP.HCM phát huy hiệu quả quy chế phối hợp, tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở y tế, đảm bảo an toàn cho người bệnh, tránh hành hung nhân viên y tế trong quá trình cấp cứu cho người bệnh.
Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện rà soát, tăng cường quy chế phối hợp với công an địa phương về an toàn trật tự tại bệnh viện. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phương thức, thủ đoạn... hoạt động của tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật tại các bệnh viện, trong đó có hành vi hành hung nhân viên y tế.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 13.12