Chàng trai 28 tuổi nói dù không "hâm mộ" thứ đồ uống này nhưng vẫn chấp nhận chờ đợi lâu vì tò mò sau khi xem một số video trên mạng xã hội. Anh chạy xe 7 km từ nhà ở quận 8 đến nơi thấy có hơn 40 người đang đứng đợi. Cửa hàng có hai nhân viên giã chanh pha trà,ếphàngmuatràchanhgiãlịch bóng đá anh thời gian hai đến ba phút mỗi cốc, giá bán 39.000-49.000 đồng, tùy theo loại trà và trân châu khách dùng.
"Vì họ làm bằng tay nên tôi kiên nhẫn đợi", Tiến nói. Anh cho biết trà chanh giã tay có vị chua ngọt, điểm nhấn là mùi thơm khá lạ.
Tuần qua, trên địa bàn TP HCM xuất hiện khoảng 10 xe di động bán trà chanh giã tay, nằm rải rác ở một số khu vực đông người qua lại như đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 1), đường Nguyễn Trãi (quận 5), đường Trường Chinh (quận 12), đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú). Cảnh tượng thường thấy ở các điểm này là khá nhiều người xếp hàng chờ mua.
Thức uống sử dụng nguyên liệu chính là chanh Quảng Đông (Trung Quốc), hay còn gọi là "chanh nước hoa". Loại này có vỏ dày, nước ít và mang hương thơm đặc trưng. Người bán cắt ba, bốn lát chanh mỏng, giã tay và pha cùng trà, mật ong hoặc nước đường.
Anh Phạm Chí Công, chủ xe trà chanh giã tay ở quận 12, đã biết trào lưu này đã rộ lên ở Trung Quốc bốn tháng trước nhưng anh chưa triển khai ở TP HCM vì không tìm được nguồn hàng chanh Quảng Đông. Đầu tháng 11, trà chanh giã tay xuất hiện ở Hà Nội nên anh hỏi mua dụng cụ và bán ở TP HCM, giá 25.000 đồng mỗi ly.
Anh Công cho biết loại chanh này phải giã tay để vỏ tiết ra tinh dầu và nước chanh sánh hơn cách vắt. Theo công thức của anh Công, chanh được giã hai lần, trước và sau khi đổ trà để đảm bảo sử dụng được tối đa mùi hương. Vì vậy, loại trà này không làm sẵn được, chỉ khi có khách mua mới bắt đầu giã.
Sau 10 ngày, anh mở hai chi nhánh với doanh số bán ra trung bình 500 ly mỗi ngày. Khách đa số là người trẻ, xếp hàng đông nhất từ 18h đến 21h nhưng có lúc pha chế không đủ bán. "Phương thức giã cần nhiều lực tay nên rất mất sức", anh Công giải thích. "Tôi chỉ có hai đến bốn nhân viên ở điểm bán nên không thể làm nhiều hơn".
Anh Bùi Đức Thịnh, chủ quán cà phê ở quận 1, cho biết vừa đưa món trà chanh giã tay vào thực đơn của quán được ba ngày và liên tục phải mở cửa đến 23h để đáp ứng lượng khách tăng bất thường. Anh cho biết chanh Việt Nam có giá 20.000-30.000 đồng một kg nhưng chanh Quảng Đông có giá đắt gấp ba lần. Mỗi ngày cửa tiệm tiêu thụ 50 kg chanh cho thức uống này kết hợp cùng trà nhài hoặc trà olong để tăng hương vị.
Xếp hàng trước cửa quán anh Thịnh, Ngọc Trân (20 tuổi) đợi 5 phút mới đến lượt. Cô gái nói trải nghiệm là xứng đáng bởi vị lạ, mùi chanh thoảng thoảng không nồng, vỏ chanh không đắng, hậu vị ngọt.
Ngược lại, Đức Tiến cho biết anh thích hương vị nhưng không có ý định thử lần hai bởi giá tiền trên đắt so với ly trà chanh thông thường.
"Giá trên không phù hợp với một thức uống take away (mang đi) nên tôi chỉ thử một lần để biết", anh Tiến nói.
Ngọc Ngân